Theo Gartner, đến năm 2025, 70% ứng dụng mà các tổ chức phát triển sẽ sử dụng công nghệ no-code, low-code so với 25% vào năm 2020. Và năm 2024, con số được dự báo sẽ là 80% ứng dụng và dịch vụ công nghệ của các tổ chức được tạo ra với sự trợ giúp của các giao diện không mã. Ngoài ra, một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty trao quyền cho các đội ngũ nhân sự phi kỹ thuật bằng các công cụ ít mã hoặc không mã sẽ đổi mới nhanh hơn 33% so với đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2018 đã phát hiện ra rằng các công cụ mã thấp/không mã có thể cắt giảm thời gian phát triển ứng dụng từ 50-90% – một con số thực sự ấn tượng
Tất cả điều này cho thấy xu hướng no-code, low-code đang đi lên trong bối cảnh động lực thúc đẩy thị trường và kinh tế đang thay đổi nhanh chóng và khiến doanh nghiệp cần suy nghĩ về cách để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu chi phí vận hành để tồn tại, và low-code hay no-code là một cách để làm điều đó. Tuy vậy, điều đáng tiếc là no-code và low-code đang bị hiểu nhầm và đánh giá sai, chưa thực sự được tận dụng đúng cách để tối đa hiệu quả cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lập luận phổ biến nhất được đưa ra để phản đối no-code, low-code, cùng với lý do tại sao những lập luận này đang “phủ mờ” sự thật về no-code, low-code-code, hãy cùng NAUCode Insider tìm hiểu nhé!
No-code, low-code không thể thay thế lập trình viên
Thực tế, sự xuất hiện của no-code, low-code không đồng nghĩa với việc thay thế các lập trình viên chuyên nghiệp bằng các nhà phát triển công dân. No-code, low-code là giải pháp giúp doanh nghiệp trao quyền cho các nhân sự có chuyên môn về phòng ban của mình nhưng không biết về lập trình xây dựng những quy trình nội bộ lặp lại một cách tự động hóa để tiết kiệm nguồn lực. Nhờ đó, xu hướng này giải quyết các bài toán phát triển cơ bản, cho phép các lập trình viên tập trung nguồn lực vào các giải pháp phức tạp hơn và đem lại nhiều giá trị cho công ty
No-code, low-code giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ CNTT của doanh nghiệp, giúp các tổ chức trên khắp thế giới phát triển nhanh hơn với chi phí ít hơn — và bắt kịp nhu cầu của thị trường. Do vậy, thay vì dùng từ “thay thế”, low-code và no-code đang là người bạn đồng hành đắc lực của đội ngũ IT để giúp thay đổi cuộc chơi công nghệ hiện tại.
No-code, low-code không thể tạo các ứng dụng customer-facing
Một đánh giá phổ biến khác được đưa ra đối với việc không sử dụng mã là nó không đủ mạnh để tạo ra các ứng dụng hoặc sản phẩm được sử dụng thường xuyên bởi khách hàng. Một mặt, đánh giá này đúng khi low-code và no-code phù hợp để xây dựng các ứng dụng cá nhân, nội bộ hơn cho các giải pháp bên ngoài bởi giới hạn dung lượng và hạn chế trong việc tuỳ chỉnh sản phẩm với các tính năng phức tạp về logic và cấu trúc.
Tuy vậy, low-code, no-code là công cụ lý tưởng để nhân sự thử nghiệm ý tưởng sáng tạo và nhận feedback từ khách hàng để cải thiện trước khi đem ra thị trường. Công nghệ này giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát triển các giải pháp, tùy chỉnh, thử nghiệm và thực hiện các thay đổi, mang lại các cải tiến lặp đi lặp lại theo thời gian, cho phép phát triển linh hoạt và thúc đẩy sự sáng tạo.
Với công nghệ không mã, bất kỳ ai trong tổ chức cũng có thể xây dựng và tạo ra các giải pháp và công cụ nội bộ mà họ cần hoặc prototype cho sản phẩm để test với khách hàng. Nhờ đó họ loại bỏ các chu kỳ phát triển dài, tốn kém — đặc biệt quan trọng trong những ngày này khi thời gian thường là trở ngại lớn nhất của các giải pháp công nghệ. Hay nói cách khác, lợi thế ưu việt của công nghệ này là sự linh hoạt và tối ưu về chi phí.
No-code tạo ra gánh nặng cho đội ngũ IT
Một trong những hiểu nhầm về low-code và no-code là các ứng dụng được tạo ra bởi xu hướng này ưu tiên tốc độ hơn sự hoàn thiện về chất lượng và về lâu dài sẽ dẫn đến các lỗi cần đội ngũ lập trình viên tốn thời gian để chỉnh sửa. Như vậy, doanh nghiệp càng tốn nhiều nguồn lực từ công nghệ mới, hỗ trợ từ CNTT, v.v. để giải quyết các vấn đề tồn đọng bởi ứng dụng tạo ra từ low-code và no-code thiếu sự chắc chắn và độ hoàn thiện thấp
Những lo ngại về vấn đề này là hoàn toàn hợp lý. Nhưng điều đó sẽ không còn là vấn đề nếu doanh nghiệp triển khai phần mềm no-code, low-code với tư duy đúng đắn. Sử dụng đồng thời cả no-code, low-code và lập trình với mã hoá theo thế mạnh của từng hướng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định hợp lý và tối ưu nguồn lực hơn. Ví dụ như tập trung nguồn lực của đội ngũ IT để xây dựng các ứng dụng phức tạp và yêu cầu cao về cấu trúc, trong khi vẫn có thể trao quyền cho nhân sự không có background về lập trình để hoàn thiện các ứng dụng về quy trình cơ bản để tiết kiệm nguồn lực.
Xem thêm: Sử dụng nền tảng Low-code một cách hiệu quả nhất
Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh