Skip to main content

Các nền tảng no-code mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng sẽ có những hạn chế riêng nếu không biết áp dụng đúng cách. Dưới đây là một câu chuyện thực tế về việc sử dụng no-code chưa hợp lý khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kiểm soát hệ thống kinh doanh của mình từ Rami Tamir – Co-Founder & CEO of Salto

Giới thiệu

Tại một trong những công ty trước đây của tôi, chúng tôi đã phát triển nhanh chóng nhờ tìm hiểu và học rất nhiều từ những khách hàng của chúng tôi. Sau đó, đội ngũ bán hàng đã nhận ra một vấn đề và muốn cập nhật một vài định nghĩa trong sản phẩm và CRM. Một sự thay đổi nhỏ như vậy đáng lẽ ra phải được thực hiện dễ dàng nhưng thực tế là không thể, và điều đó cản trở sự thích ứng nhanh chóng của công ty với vấn đề của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Giờ đây khi làm việc và thảo luận với đồng nghiệp ở công ty mới, tôi đã học được rằng trên thực tế, sự thiếu linh hoạt này là vấn đề xảy ra với nhiều hệ thống kinh doanh. Bởi vậy, tôi đã thành lập một công ty để giúp giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các khái niệm phát triển phần mềm trong các ứng dụng kinh doanh.

Để giúp đỡ các doanh nghiệp đang gặp vấn đề đó, tôi muốn chia sẻ câu chuyện này và một số bài học nhận ra từ tình huống đó

Khi sự thay đổi cần thiết không thể thực hiện được

Sản phẩm SaaS của chúng tôi được kết nối chặt chẽ với hệ thống marketing được tự động hóa và CRM. Chúng tôi dựa vào sự liên kết đó để hiểu rõ hơn về hành trình của khách hàng tiềm năng (customer journey) từ lead tiềm năng đến khi họ sử dụng sản phẩm của công ty. Chúng tôi đã triển khai các hệ thống kinh doanh của mình bằng cách tận dụng các nguồn lực bên ngoài, sau đó phát triển nhân sự và đưa hệ thống vào phát triển trong nội bộ để có thể thực hiện các thay đổi nhanh hơn, với mong muốn hệ thống kinh doanh tự điều chỉnh nhanh chóng cũng như sản phẩm của công ty vậy.

Sau đó, khi đội ngũ bán hàng yêu cầu thay đổi một vài định nghĩa và cấu trúc sản phẩm mà các lập trình viên chỉ mất chưa đầy một tuần để thử thực hiện thay đổi trong sản phẩm. Nhưng nhóm điều hành kinh doanh không thể theo kịp và phản đối bởi họ cho rằng việc thay đổi như vậy có thể phá vỡ toàn bộ quá trình tạo CRM một cách tự dộng do hệ thống đã và đang liên kết với nhau trước đó.

Bởi vậy, sự thay đổi không được thực hiện và khiến đội ngũ bán hàng của chúng tôi gặp nhiều khó khăn hơn, và tệ hơn nữa, nó tạo ra sự bất đồng trong nội bộ vì họ cảm thấy không được lắng nghe.

Khi giao diện no-code trở thành hạn chế cho sự thay đổi linh hoạt của sản phẩm

Lý do mà đội ngũ kinh doanh không thể kiểm soát được sự thay đổi của hệ thống là do CRM của công ty được xây dựng bằng cách nền tảng no-code, trong khi sản phẩm của công ty lại được xây dựng bằng mã hoá nên dễ tuỳ chỉnh sản phẩm theo ý của đội ngũ bán hàng

Về điểm lợi, no-code là một cách dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Được xây dựng với giao diện trực quan và thao tác kéo thả với các thành phần thiết kế có sẵn, no-code cho phép các quản trị viên, và những người không biết code có thể xây dựng và khởi chạy các giải pháp CRM của mình mà không cần tốn nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển như mã hoá.

Tuy vậy, đó cũng là điểm bất lợi của no-code trong trường hợp này. Sản phẩm của công ty chúng tôi được xây dựng dựa trên việc có các tệp văn bản—hay còn gọi là mã hoá, nghĩa là nhân sự có thể sử dụng hệ thống kiểm soát nguồn để lưu trữ các phiên bản của phần mềm và những thứ đã từng được thay đổi đối với hệ thống. Do đó, khi ai đó cần tìm hiểu về những gì đã được triển khai và cách các thành phần của sản phẩm đang phụ thuộc vào nhau như thế nào, họ hoàn toàn có thể truy cập và tuỳ chỉnh nếu cần.

Trong khi đó, hệ thống CRM của đội ngũ kinh doanh lại được phát triển bằng một giao diện no-code từ các thành phần có sẵn và vì vậy, họ không thể truy cập vào nguồn code và xác định được liệu việc thay đổi cấu trúc sản phẩm như trên có ảnh hưởng hay tạo ra lỗi liên kết nào với hệ thống CRM hay không. Và một khi có lỗi xảy ra, đội ngũ sẽ mất thời gian để xây dựng lại từ đầu – điều thực sự rất tốn nguồn lực với một nguồn dữ liệu khổng lồ đang được cập nhật và xử lý tự động hàng ngày.

Không chỉ công ty của tôi, tôi đã quan sát thấy rằng nhiều hệ thống của các công ty đang sử dụng ngày nay đều dựa trên nền tảng no-code theo sự đi lên của xu hướng này. Dù hệ thống quan trọng như vậy nhưng cách các công ty xây dựng giải pháp dựa trên no-code thì rất mỏng manh và không linh hoạt vì khó có thể kiểm soát được những gì đã được triển khai và nhanh chóng điều chỉnh khi có sự thay đổi về cấu trúc.

Vậy làm thế nào để giải quyết những vấn đề này?

Nếu muốn tránh những vấn đề này, tôi nghĩ chúng ta cần kiểm soát hệ thống kinh doanh của mình nhiều hơn và nên tận dụng no-code ở những sản phẩm và hệ thống cơ bản cần phát triển nhanh mà không đòi hỏi quá nhiều sự phức tạp về cấu trúc và logic.

Với hệ thống kinh doanh phức tạp, doanh nghiệp nên phát triển hoàn toàn bằng mã hoá và để đội ngũ lập trình viên có những giải pháp phù hợp để tuỳ chỉnh và thiết kế hệ thống với logic chặt chẽ. Như vậy, họ sẽ có thể cung cấp thông tin chi tiết về các loại sự cố có thể xảy ra cũng như lên kế hoạch ngăn chặn rủi ro. Ví dụ như các kế hoạch hoặc quy trình để khôi phục các thay đổi nếu có điều gì đó không ổn diễn ra.

Tất cả điều này có thể tốn nhiều nguồn lực và thời gian, nhưng có thể giảm thiểu rủi ro khi sản phẩm của bạn không kịp điều chỉnh và có thể cản trở sự tăng trưởng của công ty.

Nguồn: Forbes

Xem thêm: Low-code và No-code: Hiểu để tận dụng tốt hơn

Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh