Google Analytics là một trong những nền tảng phân tích website được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Các chuyên gia nhân sự ngày càng đánh giá cao Google Analytics trong việc giúp HR team cải thiện quy trình tuyển dụng. Một số ưu điểm nổi bật của nền tảng này là:
- Thứ nhất, Google Analytics có thể sử dụng miễn phí, yêu cầu doanh nghiệp bỏ ra ít chi phí để trải nghiệm thử
- Thứ hai, nền tảng có giao diện trực quan và dễ sử dụng, giảm bớt nhu cầu thuê bên hỗ trợ kỹ thuật. Google Analytics cũng là một phần của hệ sinh thái Google – giúp việc chuyển đổi từ các ứng dụng Google Suite sang trở nên dễ dàng và liền mạch
Google Analytics cung cấp thông tin nào để giúp doanh nghiệp nâng cao ROI? Nền tảng này đưa ra các số liệu về hành vi của người dùng ở mỗi chiến dịch tuyển dụng, từ đó nhà tuyển dụng có thể biết chính xác yếu tố nào của chiến dịch thu hút được nhiều tương tác từ ứng viên nhất và những chiến dịch nào không thành công với lý do tại sao.
Và Google Analytics hỗ trợ doanh nghiệp theo cả hai cách – ngoài đưa ra các số liệu phân tích theo kết quả của chiến dịch, Google Analytics cũng có thể cung cấp thông tin chi tiết mang tính chất dự đoán cho doanh nghiệp. HR team có thể sử dụng công cụ này để tìm hiểu sâu về nhu cầu, sở thích và hành vi của ứng viên để có những chiến dịch phù hợp
Nhưng đâu là những cách tận dụng nền tảng này trong tuyển dụng một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu với NAUCode Insider nhé!
Google Analytics giúp nhà tuyển dụng đầu tư nguồn lực truyền thông một cách khôn ngoan
Thực tế, doanh nghiệp truyền thông cho các vị trí tuyển dụng trên đa kênh. Từ nhiều trang thông tin việc làm trực tuyến và các bên thứ 3, đến trang web riêng của công ty hoặc thậm chí là một ứng dụng nghề nghiệp riêng biệt.
Tuy nhiên, kết quả truyền thông đa kênh là sự quá tải về thông tin, kết quả trùng lặp dễ gây khó khăn cho ứng viên khi tìm kiếm thông tin tuyển dụng. Và nếu không tìm ra kênh nào thực sự hiệu quả trong việc thu hút ứng viên, các công ty có thể tốn rất nhiều chi phí mà không đạt được kết quả gì. Hơn nữa, truyền thông đa kênh nhưng hiệu quả thu lại không như ý (ROI thấp) sẽ làm tăng gánh nặng chi phí và nguồn lực khi duy trì về lâu dài.
Google Analytics đưa ra những chỉ số quan trọng giúp nhà tuyển dụng tìm ra phương pháp để giải quyết khó khăn này. Với một cái nhìn rõ ràng về nguồn thu hút ứng tuyển hiệu quả nhất, các công ty có thể cải thiện các nỗ lực tuyển dụng của họ. Hơn nữa, nền tảng bày không chỉ tạo ra các con số – chúng giúp bạn lọc và thu hẹp lưu lượng truy cập dựa trên thời gian, vị trí, phân khúc, v.v. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn ra kênh truyền thông hiệu quả nhất và tập trung nguồn lực vào phát triển kênh mũi nhọn đó để thu hút ứng viên với kế hoạch tối ưu hơn.
Dashboard của Google Analytics
Google Analytics đảm bảo hiệu quả tối đa cho việc sử dụng mạng xã hội
Bên cạnh các trang web việc làm truyền thống, các trang mạng xã hội như Facebook hay LinkedIn cũng là phương tiện ưa thích để đăng tin tuyển dụng. Một mặt, xu hướng này giúp những người tìm việc liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp hoặc thậm chí là nhà tuyển dụng khi họ có nhu cầu. Thay vì trải qua một quá trình tìm kiếm và ứng tuyển phức tạp, anh ấy có thể chia sẻ CV trực tuyến của mình đến nhà tuyển dụng. Đối với ứng viên, nó làm giảm đáng kể quá trình phức tạp và sự không chắc chắn khi chờ đợi thông tin hồi đáp từ doanh nghiệp
Mặt khác, điều này lại làm khó nhà tuyển dụng, khi mỗi HR executive thường có nhiệm vụ quản lý đa dạng kênh truyền thông xã hội cùng một lúc. Do đó việc vừa theo dõi hiệu quả truyền thông tuyển dụng trên nhiều kênh, vừa phản hồi nhanh chóng và kịp thời các ứng viên đó là một bài toán khó với họ.
Và Google Analytics sẽ giúp các nhà tuyển dụng nhận ra rằng điều này có đáng hay không?
Sự cá nhân hoá trong tuyển dụng là một yếu tố rất quan trọng, bởi nó không chỉ giúp bạn đem lại trải nghiệm tốt hơn cho ứng viên, mà còn giúp bạn dễ dàng tiếp cận tới đúng tập ứng viên bạn cần, tạo nên dấu ấn đặc biệt của doanh nghiệp trong mắt ứng viên, và quan trọng là có kế hoạch sử dụng mạng xã hội hiệu quả hơn. Và Google Analytics là chìa khóa cho nhiều dữ liệu cá nhân hóa từ ứng viên mà bạn cần. Một số ví vụ như:
Refferal pages: Đây cũng là nguồn đã được đề cập trước đó. Referral pages đề cập đến lượt truy cập trang web từ các kênh truyền thông khác. Kiểm tra các trang này sẽ cho bạn biết lưu lượng truy cập đến phần lớn từ đâu để có phương án truyền thông phù hợp.
Theo dõi referral traffic cùng Google Analytics
Location Report: Google Analytics cung cấp các báo cáo về người truy cập theo vị trí địa lý, từ đó nhà tuyển dụng có thể biết được liệu các chiến dịch có đang đánh trúng tập ứng viên mục tiêu ở các tỉnh mình hướng tới hay không
Báo cáo theo vị trí địa lý của Google Analytics
Acquisition Device: Nền tảng này cũng cho bạn biết người dùng sử dụng thiết bị nào để xem trang của bạn và thiết bị nào mang lại nhiều lượt truy cập nhất. Giả sử các ứng viên trẻ truy cập trang web của bạn từ thiết bị di động nhiều hơn, bạn cần tối ưu hóa giao diện web cho mobile để tạo trải nghiệm ấn tượng hơn.
Nhờ đó, Google Analytics giúp bạn xác định chính xác các kênh truyền thông đang thành công trong việc hướng ứng viên đến trang web chính của công ty, cũng như điều hướng chiến dịch theo các tập đối tượng cụ thể, nâng cao tính cá nhân hoá. Đội ngũ tuyển dụng có thể sử dụng dữ liệu này để cân nhắc lại chiến lược truyền thông tuyển dụng của họ cho phù hợp để tập trung nguồn lực vào kênh thực sự hiệu quả, tránh tạo gánh nặng cho nhân sự khi không phải quản lý nhiều kênh cùng một lúc.
Google Analytics giúp tối ưu cách tiếp cận tin tuyển dụng của ứng viên
Google Analytics ghi lại nhiều thông tin chi tiết mỗi khi người dùng truy cập và sử dụng trang web đó. Và như đã đề cập ở trên, thông tin nền tảng cung cấp cũng bao gồm thiết bị thường được sử dụng để truy cập trang web của bạn.
Khi những người tìm việc thuộc thế hệ millennial và gen Z, họ sẽ hay đăng nhập vào các trang của công ty thông qua thiết bị di động. Trong trường hợp đó, nhà tuyển dụng cần thiết kế lại giao diện để có trải nghiệm người dùng ưu tiên thiết bị di động. Hơn nữa, các số liệu thống kê như “thời gian trên trang web” cũng cho biết những mục nào được quan tâm nhiều nhất, từ đó doanh nghiệp nắm được insight của người xem và thiết kế những bài đăng tuyển dụng insightful hơn.