Vào thời điểm mà các công ty khởi nghiệp fintech đang giới thiệu các hình thức ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ mới theo nhu cầu khách hàng, nhiều tổ chức tài chính nhận thấy rằng họ cần phải đổi mới để theo kịp. Từ giới thiệu các tính năng mới đến nâng cấp các giải pháp hiện có, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng đề cao tính thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng, đòi hỏi họ phải không ngừng cải tiến.
Tuy nhiên, việc đổi mới không hề dễ dàng – ngay cả những ngân hàng hay định chế tài chính lớn cũng có thể gặp khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực cần thiết để phát triển những dịch vụ mà người dùng mong muốn nhất. Điều này đã khuyến khích ngày càng nhiều công ty cung cấp dịch vụ tài chính khám phá các giải pháp no-code, low-code, giúp các doanh nghiệp xây dựng và triển khai các tính năng mới dễ dàng hơn.
Xu hướng no-code, low-code có lợi cho các chuyên gia kinh doanh (không phải nhà lập trình) – những người có thể góp thêm góc nhìn chuyên môn cho quá trình thiết kế và xây dựng tính năng nhờ các nền tảng này. Các chuyên gia có thể giúp đội ngũ lập trình hoàn thiện các tính năng nhờ hệ thống yêu cầu rất ít hoặc thậm chí không cần mã hoá.
No-code, low-code nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường
Người dùng đang mong muốn những giải pháp dịch vụ tài chính mới, bằng chứng là hàng tỷ đô la từ các nhà đầu tư đang tiếp tục đổ vào các công ty khởi nghiệp fintech vì thấy được tiềm năng phát triển của lĩnh vực này. Theo báo cáo của CB Insights, các khoản đầu tư fintech tăng hơn gấp đôi lên 132 tỷ USD vào năm 2021. Các công ty khởi nghiệp Fintech đã huy động được thêm 28,8 tỷ USD chỉ trong quý đầu tiên của năm 2022. Các quỹ này phần lớn được sử dụng để phát triển và mở rộng quy mô công nghệ có thể đem đến thay đổi mạnh mẽ cho lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Các ngân hàng truyền thống không hẳn lúc nào cũng đi đầu trong quá trình đổi mới công nghệ, nhưng điều này chủ yếu là do số lượng lớn mã hoá kế thừa mà họ đang duy trì trong hệ thống của mình, cũng như những quy định mà họ phải tuân theo. Tuy vậy, không thể phủ nhận việc duy trì tính cạnh tranh và nhanh chóng tạo ra các tính năng gia tăng giá trị có thể tạo được dấu ấn riêng với người dùng.
Các giải pháp no-code, low-code giải quyết cả hai vấn đề này bằng cách trao quyền cho các tổ chức tài chính để nhanh chóng xây dựng và giới thiệu các tính năng mới ra thị trường. Với ít mã hoá, các ngân hàng và các công ty lớn trong ngành có thể duy trì và cập nhật các dịch vụ của họ mà không cần tốn quá nhiều nguồn lực.
Phát triển các tính năng và giải pháp mới mà không cần code
Các giải pháp no-code, low-code cho phép các tổ chức tài chính giảm thời gian tạo ra các giải pháp mới trong khi chuẩn hóa cách phát triển ứng dụng của họ.
Các doanh nghiệp thay đổi ngôn ngữ lập trình của họ vì nhiều lý do, nhưng điều này có thể trở nên rất khó khăn nếu nền tảng duy trì dưới dạng mã hoá đầy đủ. Ngôn ngữ chứa đựng nhiều sắc thái, và đó là một trong những lý do tại sao các tổ chức tài chính phải vật lộn để nâng cấp được tính năng mới phức tạp cho ứng dụng của họ. Nhưng nếu họ sử dụng các giải pháp no-code, low-code, các bước cải tiến trong tương lai có thể được đơn giản hóa hơn.
Mặc dù các chuyên gia kinh doanh có thể có ít hoặc không có kiến thức về mã hóa, nhưng họ hiểu khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp để tận dụng các nền tảng này và xây dựng tính năng mới phù hợp nhất với thị hiếu của thị trường, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển.
Ngoài ra, các nền tảng no-code, low-code còn chứng minh giá trị của nó bằng cách giảm chi phí cho việc thuê đội ngũ phát triển phần mềm. Hơn nữa, khi được trao quyền để làm nhiều việc hơn mà không cần sự hỗ trợ của lập trình viên, doanh nghiệp có thể giảm bớt sự lo lắng về việc cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn có nhiều nguồn lực hơn.
Bước cần thiết để bắt đầu sử dụng các nền tảng LCNC
Các nền tảng no-code, low-code được thiết kế cho các trường hợp sử dụng cụ thể. Từ đó, điều đầu tiên là doanh nghiệp cần xác định đầu vào và đầu ra của giải pháp mới mà họ đang xây dựng.
Hầu hết doanh nghiệp nên bắt đầu với đầu ra. Hay nói cách khác là trả lời câu hỏi “khách hàng của tôi cần chức năng gì?” Thông thường, doanh nghiệp cần phải có một định nghĩa rõ ràng cho tính năng cuối cùng họ nên xây dựng để tránh việc chỉ đưa ra ý tưởng và xây dựng trong mơ hồ. Và tính năng mới đó nên đi từ vấn đề của khách hàng, giúp họ có trải nghiệm tốt hơn với ứng dụng của doanh nghiệp
Về đầu vào, dữ liệu về các tính năng hiện có cũng như hiệu quả của cả ứng dụng nói chung là điều mà doanh nghiệp cần có để quyết định nên phát triển tính năng mới như thế nào. Thêm vào đó là độ phức tạp và mức độ tuỳ chỉnh cần thiết khi xây dựng các tính năng đó để biết việc áp dụng nền tảng no-code, low-code có thực sự hợp lý hay không.
Đó là 02 yếu tố ban đầu mà doanh nghiệp cần cân nhắc để tận dụng các nền tảng LCNC hiệu quả nhất có thể, giúp doanh nghiệp mình cắt giảm nguồn lực và tối ưu sản phẩm.
Xem thêm: Sử dụng nền tảng Low-code một cách hiệu quả nhất
Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh