Lập trình máy tính truyền thống có đường cong học tập dốc đứng, đòi hỏi lập trình viên phải học ít nhất một ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như C / C ++, Java hoặc Python, chỉ để xây dựng một ứng dụng đơn giản. Lập trình cũng đòi hỏi kỹ năng debug – tìm kiếm và phát hiện ra lỗi cũng như nguyên nhân gây ra các lỗi này để có hướng sửa lỗi (fix bug), điều này dễ khiến người mới học nản lòng. Thời gian nghiên cứu, nỗ lực và kinh nghiệm cần thiết để lập trình dễ gây nản những người không học lập trình làm phần mềm từ đầu.
Bởi vậy no-code ra đời như một cách để lập trình trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động mà không cần sử dụng mã hoá hoặc kinh nghiệm lập trình. Mọi người dễ dàng học hỏi và xây dựng ứng dụng một cách trực quan, dẫn đến sự phát triển ứng dụng theo hướng “những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được” (WYSIWYG) ngay từ những năm 1970. Khái niệm này đã được mở rộng cho phát triển phần mềm vào những năm 1990.
Ngày nay, có nhiều nền tảng phát triển không mã cho phép cả lập trình viên và người không biết lập trình, hay “non-programmer” tạo phần mềm thông qua giao diện người dùng đồ họa kéo và thả thay vì mã hóa từng dòng như truyền thống. Ví dụ: người dùng có thể kéo thả nhiều thành phần trực quan để tạo một trang web. Nền tảng không mã sẽ có sẵn các thành phần thiết kế với UX UI tiêu chuẩn để người dùng dễ dàng lựa chọn. Hơn nữa, các nền tảng no-code cũng thường cung cấp các mẫu hoặc mô-đun cho phép mọi người tạo ứng dụng nhanh chóng hơn.
Những ngày đầu của no-code
Vào những năm 1990, các trang web là giao diện quen thuộc nhất với người dùng. Tuy nhiên, việc xây dựng một trang web bắt buộc phải viết mã HTML và lập trình dựa trên kịch bản, điều này không hề dễ dàng đối với một người thiếu kỹ năng lập trình. Điều này dẫn đến việc phát hành các nền tảng no-code, bao gồm Microsoft FrontPage hay Adobe Dreamweaver, để giúp các nhà lập trình xây dựng trang web tối ưu nguồn lực và thời gian hơn.
Theo tư duy WYSIWYG, những người không lập trình có thể kéo và thả các thành phần của trang web như nhãn, hộp văn bản và nút mà không cần sử dụng mã HTML. Ngoài việc chỉnh sửa các trang web cục bộ, các công cụ này còn giúp người dùng tải các trang web đã xây dựng lên các máy chủ web từ xa, một bước quan trọng để đưa một trang web lên trực tuyến.
Tuy nhiên lúc này, các trang web được tạo ra là các trang web tĩnh cơ bản. Không có các chức năng nâng cao như xác thực người dùng hoặc kết nối cơ sở dữ liệu.
Phát triển các trang web hiện nay với xu hướng no-code
Để tối ưu hoá nguồn lực và chi phí, có rất nhiều nền tảng xây dựng trang web không mã hiện tại như Bubble, Wix, WordPress và GoogleSites đã ra đời và khắc phục được những thiếu sót của các nhà xây dựng trang web không mã ban đầu. Bubble cho phép người dùng thiết kế giao diện bằng cách xác định quy trình làm việc. Luồng công việc là một chuỗi các hành động được kích hoạt bởi một sự kiện. Ví dụ: khi người dùng nhấp vào nút lưu (sự kiện), trạng thái trang web hiện tại sẽ được lưu vào một tệp (chuỗi hành động)
Nền tảng Bubble
Trong khi đó, Wix đã tung ra một trình tạo trang web HTML5 bao gồm một thư viện các mẫu trang web. Ngoài ra, Wix hỗ trợ các mô-đun — ví dụ, phân tích dữ liệu dữ liệu của khách hàng truy cập web như thông tin liên hệ, tin nhắn, mua hàng và đặt chỗ; hỗ trợ đặt phòng khách sạn và cho thuê.
Thư viện mẫu của Wix
WordPress ban đầu được phát triển để sử dụng cho các blog cá nhân. Kể từ đó, nó đã được mở rộng để hỗ trợ các diễn đàn, trang web thành viên, hệ thống quản lý học tập và các cửa hàng trực tuyến. Giống như WordPress, GoogleSites cho phép người dùng tạo các trang web với nhiều chức năng nhúng từ các ứng dụng khác nhau như YouTube, Google Maps, Google Drive, lịch và các ứng dụng văn phòng trực tuyến.
Các mẫu website từ WordPress
Tương lai của no-code
Nền tảng không mã giúp tăng số lượng nhà phát triển ứng dụng, nhất là trong thời điểm nhu cầu phát triển phần mềm ngày càng tăng. No-code đang hiện diện ngày càng nhiều trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, giáo dục và chăm sóc sức khỏe sau covid-19.
Trong tương lai gần, no-code được dự đoán cũng sẽ đóng một vai trò nổi bật hơn trong trí tuệ nhân tạo. Đào tạo mô hình học máy AI đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và kinh nghiệm. Lập trình không mã có thể giúp giảm thời gian đào tạo các mô hình này, từ đó giúp sử dụng AI cho nhiều mục đích dễ dàng hơn. Ví dụ, một công cụ AI không mã cho phép nhân sự không phải lập trình viên tạo ra các chatbot, điều mà một vài năm trước đây không thể thực hiện được.
Xem thêm: Sử dụng nền tảng Low-code một cách hiệu quả nhất
Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh