Skip to main content

Trong hệ sinh thái kinh doanh năng động ngày nay, cách tiếp cận phát triển phần mềm truyền thống thường tốn nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều vốn đầu tư về kỹ thuật. Thay vào đó, nhiều xu hướng kỹ thuật số đã bùng nổ, đem tới giao diện đơn giản hóa giúp người dùng nhanh chóng xây dựng và khởi chạy phần mềm mà không cần mã hóa thủ công. Những yếu tố này đã cho phép các nền tảng no-code và low-code phát triển mạnh mẽ.

Sự phổ biến của phát triển ứng dụng low-code ngày nay đã đạt được sức hút khá lớn – theo Gartner, low-code được dự báo sẽ chiếm hơn 65% việc phát triển ứng dụng vào năm 2024.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn làm nổi bật các lợi thế và hạn chế của phương pháp này.

Những lợi thế của xu hướng low-code & no-code

  • Thu ngắn khoảng cách giữa developers và non-developers bằng cách tận dụng các công cụ low-code, no-code. Các team ngoài developers có thể thiết kế quy trình làm việc và ứng dụng mà không cần đến mã hoá phức tạp, còn những công việc phức tạp hơn của chu trình dev/ops, chẳng hạn như tích hợp và khắc phục sự cố sẽ do developers đảm nhiệm.
  • Đẩy nhanh thời gian phát triển: Theo Forester, các nền tảng phát triển low-code giúp việc phát triển phần mềm nhanh hơn gấp 10 lần so với sử dụng phương pháp truyền thống. Đẩy nhanh vòng đời phát triển là một trong những lợi ích quan trọng nhất của công nghệ này. Các nền tảng low-code bao gồm các mẫu thiết kế có sẵn, chức năng kéo và thả và các mô hình dữ liệu giúp đẩy nhanh thời gian phát triển.
  • Rủi ro thấp và ROI cao: Các nền tảng low-code được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn ngành và bảo mật tốt nhất. Do đó, bạn có thể tập trung vào các nhiệm vụ kinh doanh quan trọng hơn trong khi đảm bảo toàn bộ quy trình làm việc của bạn được bảo vệ và dễ dàng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, low-code & no-code cũng có một số hạn chế

  • Hạn chế về chức năng: Trong một công cụ phát triển low-code, số lượng chức năng mà bạn có thể triển khai bị hạn chế. Chắc chắn, thao tác kéo và thả có thể hữu ích trong một số trường hợp nhất định, tuy nhiên khi bạn cần một tính năng không có sẵn, bạn sẽ cần đến mã hoá thủ công. Đôi khi việc tích hợp mã thủ công này cũng có thể tốn kém hơn rất nhiều so với một giải pháp thủ công hoàn toàn được xây dựng từ đầu, nhất là khi đội ngũ dev đã có quy trình làm việc chuẩn chỉnh.
  • Giới hạn bảo mật: Các giải pháp low-code có các giao thức bảo mật tích hợp, nhưng vẫn kém hơn mức độ bảo mật của các công nghệ phát triển độc lập khác. Với một ứng dụng low-code, bạn không có toàn quyền kiểm soát bảo mật dữ liệu hoặc quyền truy cập vào mã nguồn. Do đó, bạn không thể xác định tất cả các lỗ hổng bảo mật có thể có ở đó.

Các nền tảng low-code có cả những điểm nổi bật và những mặt chưa được hoàn thiện của nó. Chìa khóa để xác định xem các nền tảng này có hiệu quả với công ty của bạn hay không nằm ở việc xác định một cách cẩn thận tính chất công việc và kết quả mà bạn hướng tới.

Xem thêm: Sử dụng nền tảng Low-code một cách hiệu quả nhất

Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh