Skip to main content

Với mục đích phá tan các rào cản chặn đứng tăng trưởng trong hệ sinh thái low-code của mình, Microsoft đã công bố chuỗi sản phẩm mới tại Build 2022 (hội nghị trực tuyến tổ chức bởi Microsoft quy tụ các nhà phát triển ứng dụng nhằm công bố các phát kiến mới trong lĩnh vực công nghệ) với tầm nhìn hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển ứng dụng low-code của mình.

Bối cảnh

Song hành cùng sự tăng trưởng chóng mặt, ngành công nghiệp low-code cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình áp dụng các nền tảng low-code vào công việc thiết kế ứng dụng và vận hành:

  • Chi phí tăng nhanh khi nhân rộng từ quy mô nhỏ như 1 sản phẩm, dự án dành cho nội bộ phòng ban, đội nhóm… lên ứng dụng ở quy mô rộng hơn như cho toàn bộ công ty;
  • Hầu hết các nền tảng low-code không có 1 giải pháp đủ đơn giản để giải quyết những vấn đề phức tạp về quản trị ứng dụng. Việc quản trị ứng dụng trở nên phức tạp hơn khi mỗi nền tảng đều có cách tiếp cận riêng về quản trị ứng dụng của mình;
  • 1 tổ chức có thể có rất nhiều nền tảng low-code cùng vận hành, mỗi nền tảng được sử dụng bởi những đội nhóm khác nhau để giải quyết các use cases khác nhau. Các đội nhóm sử dụng low-code này cho rằng nền tảng họ đang sử dụng chỉ phù hợp với 1 tập người dùng có user persona nhất định, trong khi người đứng đầu các nền tảng này tin vào khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu của các tập personas khác nhau chỉ với 1 cơ sở lập trình duy nhất.

Vậy, các doanh nghiệp đang trông chờ điều gì mà low-code có thể mang lại? Làn sóng đại dịch buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số (với lý do thời gian được đẩy nhanh đồng nghĩa chi phí giảm). Bộ phận Công nghệ Thông tin (IT) trong các doanh nghiệp phải tránh áp dụng các giải pháp phát triển ứng dụng truyền thống như full-stack development vốn sẽ làm chậm lại quá trình chuyển đổi.

Do đó, hầu hết doanh nghiệp phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nền tảng low-code. Sự cải tiến liên tục của các nền tảng này trong việc gia tăng trải nghiệm cá nhân hóa với ít yêu cầu về lập trình là nền tảng cốt lõi cho tăng trưởng của các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch và hậu đại dịch.

Thị trường low-code ngày càng mở rộng (quy mô thị trường lên đến 30 tỷ $ vào 2025 theo Gartner) và ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này (dự đoán có 70% ứng dụng được phát triển trên cơ sở low-code, no-code vào 2025). Trong bối cảnh này, thách thức của các nền tảng low-code là phải duy trì được sự cạnh trạnh của mình dựa trên nền tảng cốt lõi là cải tiến công nghệ. Bên cạnh đó, họ còn phải thích ứng để đáp ứng được các thay đổi trong nhu cầu và mong đợi của doanh nghiệp ở 1 ứng dụng no-code:

  • Cho phép quá trình phát triển ứng dụng có thể lặp lại nhằm tinh gọn vòng đời phát triển;
  • Tập trung hơn nữa vào phát triển API (Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng) nhằm tích hợp tốt hơn với các cơ sở dữ liệu on-premise (dữ liệu được lưu trữ và vận hành trên máy chủ đặt tại địa điểm vật lý của doanh nghiệp) và cloud-based (dữ liệu lưu trữ trên nền tảng đám mây cung cấp bởi bên thứ 3);
  • Thiết kế được các yếu tố (components) có khả năng tự xây dựng lại nhờ sự hỗ trợ của Trí tuệ nhân tạo và Học máy (machine learning) nhằm phát triển trí thông minh ngay trong ứng dụng;
  • Hỗ trợ đa dạng các personas người dùng với cùng 1 dòng lập trình duy nhất;

Kế hoạch phát triển hệ sinh thái low-code của Microsoft

Với kinh nghiệm nhiều thập kỷ phát triển ứng dụng tương hỗ và thiết kế hỗ trợ bảo mật doanh nghiệp, Microsoft đang cố gắng khắc phục yếu điểm quản trị và tối ưu quy trình của các nền tảng low-code hiện có. Riêng trong hội nghị Build 2022 diễn ra vào tháng 5/2022, Microsoft đã công bố 1 số phát triển mới có khả năng thay đổi hệ sinh thái low-code:

  • Power Pages, nền tảng thành viên thứ 5 của Power Platform ra đời: Power Pages là nền tảng hỗ trợ thiết kế ứng dụng tích hợp đi kèm 1 số cải tiến như: hỗ trợ tích hợp các nền tảng Visual Studio Code, GitHub, Azure devops; cho phép người dùng sử dụng 1 số bản mẫu (templates) được cập nhật & cải tiến UI… Power Pages cung cấp bảo mật và sự tuân thủ trong các dự án low-code quy mô lớn, từ đó cho phép nhân rộng lên phạm vi toàn doanh nghiệp;
  • Express Design: tính năng của Power Pages sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo nhận thức (Cognitive AI) để quét, giải nghĩa các đầu vào thiết kế (design input) như file thiết kế Figma, ảnh, PDFs, PowerPoints,… và đề xuất các chỉnh sửa trong ứng dụng phù hợp với kết quả giải nghĩa, từ đó cho phép làm ngắn quy trình thiết kế ứng dụng low-code.

Microsoft xem Trí tuệ nhân tạo là nền tảng cốt lõi cho sự thành công trong tương lai của các nền tảng low-code. Việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo nhận thức của Express Design để nhận diện hình ảnh và đề xuất chỉnh sửa trong ứng dụng cũng như những cải tiến khác phản ánh con đường mà Microsoft đang theo đuổi.

Trong 1 cuộc phỏng vấn gần đây, Ryan Cunningham – Phó chủ tịch phụ trách Microsoft Power Apps cho rằng, mục tiêu lớn hơn cả của công nghệ và nền tảng low-code là giúp nhiều người thành công hơn bằng cách tạo ra những ứng dụng thực sự hữu ích, và sử dụng Trí tuệ nhân tạo chỉ là 1 trong rất nhiều cách có thể giúp Microsoft đi đến cái đích cuối cùng.

Xem thêm: Sử dụng nền tảng Low-code một cách hiệu quả nhất

Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh