Đã có thời, ý tưởng xây dựng một sản phẩm kỹ thuật số là một cuộc chiến khó khăn đối với các nhà sáng lập và doanh nhân phi kỹ thuật. Ý tưởng ra mắt một trang web hoặc nền tảng SaaS với tư cách là người sáng lập đòi hỏi bạn phải có
- Nhiều kỹ năng
- Nhiều thời gian
- Hoặc nhiều tiền…
Nhưng giờ đây, với sự phát triển của xu hướng Low-code và No code, bất kỳ ai cũng có thể xây dựng trang web và nền tảng SaaS từ đầu với chi phí hợp lý.
Nhưng hai thuật ngữ này thực sự có nghĩa là gì, khác biệt nhau như thế nào?
Làm sao để người dùng có thể bắt đầu một cách dễ dàng?
Hãy thắt dây an toàn để sẵn sàng, vì đây là mọi thứ bạn cần biết
Giải mã khái niệm No-code và Low-code
No-code:
- Cho phép những người không chuyên về kỹ thuật tận dụng các trình chỉnh sửa trực quan bằng các công cụ kéo và thả để xây dựng ứng dụng.
- Phát triển no-code loại bỏ sự trừu tượng giữa bộ mã hóa phía sau một ứng dụng và giao diện người dùng của nó.
Bằng cách này, no-code cho phép những người sáng lập xây dựng các giải pháp phần mềm của riêng họ một cách trực quan và dễ dàng.
Low-code:
Tương tự như no-code, nhưng tự động hóa ít hơn và tự do hơn trong thiết kế.
Một nền tảng low-code bao gồm cùng một bộ soạn thảo trực quan và các công cụ thiết kế kéo và thả như no-code, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng mã hóa thủ công để nâng cao chức năng nền tảng.
Về cơ bản, low-code là một khung phần mềm lặp đi lặp lại trong khi vẫn giữ được khả năng linh hoạt mà việc mã hóa thủ công mang tới. Đây là sự cân bằng vững chắc, lý tưởng cho các nhà phát triển muốn tăng tốc sự phát triển phần mềm.
Sự khác biệt giữa hai xu hướng No-code và Low-code
No-code nhắm tới tập khách hàng là người dùng không chuyên kỹ thuật, bởi vậy nó thường dễ sử dụng hơn
Low-code thường phù hợp người dùng có nhiều kiến thức nền tảng kỹ thuật hơn hoặc thậm chí là các nhà phát triển phần mềm muốn tinh gọn quá trình phát triển
Các nền tảng no-code thường hoạt động như một hệ sinh thái khép kín, bất kỳ tùy chỉnh nào mà người dùng thực hiện sẽ tiếp tục hoạt động. Với low-code, việc mã hóa thủ công một số bộ phận khiến cho không phải lúc nào các phiên bản cũng có thể tương thích lẫn nhau
No-code nhắm mục tiêu đến các hoạt động kinh doanh cụ thể: xây dựng web hoặc cơ sở dữ liệu. Mặt khác, low-code có phạm vi rộng hơn với hứa hẹn sẽ có những tùy chỉnh cho từng khách hàng.
Lợi ích cho thế giới công nghệ
- Nhanh chóng tiếp cận thị trường. Thế giới đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết và các nhà sáng lập cần phải thích ứng bằng sự thay đổi nhanh hơn. Với no-code low-code, họ có thể triển khai các ý tưởng vài phút mà trước đây sẽ mất nhiều ngày để hoàn thành.
- Một sân chơi bình đẳng. Ngay cả khi những người sáng lập chỉ sử dụng nền tảng no-code/low-code cho MVP của họ, những nền tảng như vậy mang lại cho họ một điểm khởi đầu để tạo ra doanh nghiệp thành công – mà không cần phải dựa vào đội ngũ kỹ thuật.
- Giảm chi phí triển khai. Cả hai nền tảng no-code và low-code đều cung cấp giá cả minh bạch, hợp lý hơn so với việc thuê toàn bộ nhóm phát triển phần mềm.
Vậy đâu sẽ là sự lựa chọn cho bạn?
Sự thật là chỉ bạn mới biết câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, điều chúng tôi khuyên bạn đó là hãy cân nhắc cẩn thận phạm vi và yêu cầu của dự án của bạn.
Các nền tảng no-code thiết kế sẵn có phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn không? Nếu có, bạn có thể thử tạo dựng một chuỗi nền tảng và lựa chọn MVP của riêng mình mình.
Mặt khác, nếu bạn cần cách tiếp cận tùy chỉnh hơn cho phần mềm của mình thì low-code sẽ dành cho bạn.
Xem thêm: Sử dụng nền tảng Low-code một cách hiệu quả nhất
Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh