Sự xuất hiện tất yếu của citizen developers
Trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số ngày càng nhanh chóng này, với sự ra đời của các công cụ no-code và low-code, lãnh đạo doanh nghiệp đang được trao quyền để phát triển các ứng dụng mới phù hợp với nhu cầu của họ. Xu hướng “citizen developers” cũng đang mở ra cánh cửa mới cho sự hợp tác trong nội bộ doanh nghiệp – điều mà vốn là một trở ngại lớn trong việc thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của công ty
Tương tự như vậy, thiếu kỹ năng cũng là một điểm gây cản trở quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt là khi những biến động của thị trường lao động đã tạo ra một khoảng cách lớn hơn giữa cung và cầu đối với nhân tài của ngành. Bởi vậy, khi nhu cầu phát triển ứng dụng ngày càng tăng cùng với sự mất cân bằng cung / cầu liên tục đối với tài nguyên của các nhà phát triển, các công cụ no-code và low-code cung cấp một giải pháp tạm thời đầy tiềm năng.
Sự va chạm của hai xu hướng này sẽ làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa doanh nghiệp và CNTT trong các doanh nghiệp hiện đại. Theo nghiên cứu gần đây từ Gartner, số lượng các “nhà phát triển công dân” (citizen developers) – thế hệ lập trình viên không cần code sẽ nhiều hơn các nhà phát triển chuyên nghiệp vào năm 2023. Khi các nhân viên kinh doanh được trao quyền để thúc đẩy sự đổi mới của tổ chức bằng cách đảm nhận các dự án mà trước đây chỉ có thể thực hiện bởi đồng nghiệp ở lĩnh vực CNTT của họ, câu hỏi đáng quan tâm là làm thế nào để những nhân viên với nền tảng chuyên môn khác nhau này có thể làm việc cùng nhau – hoặc thậm chí là hòa hợp?
Kinh nghiệm làm việc và góc nhìn khác nhau của họ sẽ mang đến nguy cơ tiềm ẩn về xích mích và xung đột, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên và hiệu quả công việc. Thực tế, các nhà phát triển công dân và các chuyên gia CNTT có thể làm việc song song để hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả cho quy trình kinh doanh. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi nhóm nhân viên, đưa họ đi đúng hướng để cùng cố gắng vì mục tiêu chung, hãy cùng tìm hiểu với NAUCode nhé!
Citizen developers: Sáng tạo trong tầm kiểm soát
Sự cần thiết là cội nguồn của mọi phát minh: trong kinh doanh, những người thấu hiểu vấn đề của tổ chức sẽ có nhiều khả năng đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Vậy nên mặc dù các nhà phát triển công dân không có cùng trình độ kỹ năng hoặc chuyên môn như các đồng nghiệp CNTT, nhưng họ đã có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề đau đầu và thách thức của tổ chức hoặc khách hàng mà họ phải đối mặt hàng ngày. Khi các tổ chức phân tách trách nhiệm giữa nhân viên kinh doanh và chuyên gia CNTT, mục tiêu nên là cung cấp cho các nhà phát triển công dân cơ hội để xây dựng các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề hàng ngày của họ. Khi đó, citizen developers sẽ phát huy được tối đa thế mạnh của họ để đem đến những lời giải mới mẻ, khác biệt cho doanh nghiệp.
Thêm vào đó, các nhà phát triển công dân có thể tối ưu hóa quy trình bằng cách cung cấp các cải tiến nhất quán. Trong quá trình làm việc và gặp vấn đề hay nhận ra cơ hội cải tiến, họ có thể tự phát triển các ứng dụng sử dụng nền tảng no-code hoặc low-code để tự động hóa hoặc đơn giản hóa các công việc tẻ nhạt, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo thời gian, những cải tiến này mang lại giá trị đáng kể bằng cách cải thiện quy trình và tăng năng suất của từng nhân viên.
Chuyên gia CNTT: Sáng kiến ở cấp độ cao hơn
Nhân viên CNTT có thể nảy sinh ý tưởng về việc xây dựng một giải pháp mới cho các vấn đề của đội ngũ kinh doanh. Tuy nhiên, thay vì tập trung xử lý vấn đề nhỏ và cải tiến quy trình hàng ngày như citizen developers, trọng tâm của họ nên nằm ở việc tạo ra các sáng kiến kỹ thuật phức tạp có thể tạo ra tác động lớn hơn đến các mục tiêu kinh doanh. Sự thay đổi trong cách tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp bạn thu được nhiều lợi ích hơn từ sự chuyên môn hoá của nhân viên và tạo ra hiệu quả liên tục.
Hơn nữa, những tiến bộ kỹ thuật nhất định yêu cầu chuyên môn cao tất nhiên chỉ có thể đạt được bởi các chuyên gia về công nghệ. Ví dụ: API mới có thể tăng khả năng chuyển đổi cho các sáng kiến kinh doanh đồng thời cung cấp cho các nhà phát triển công dân cơ hội để xây dựng các ứng dụng nhỏ hơn. Ngoài ra, các chuyên gia CNTT cũng phải chịu trách nhiệm về an ninh mạng, đặc biệt là khi nỗ lực của các nhà phát triển công dân có thể làm tăng khả năng cho một cuộc tấn công mạng tiềm ẩn.
Và tất nhiên, các chuyên gia CNTT cũng cần đóng vai trò hướng dẫn và kiểm soát công việc của các nhà phát triển công dân. Một hệ thống hiệu quả sẽ cung cấp cho các đồng nghiệp sự tự do sáng tạo trong khi vẫn đặt các yêu cầu và hạn chế để bảo vệ cả hệ thống của công ty.
Trách nhiệm chung: Khi citizen delopers và đội ngũ chuyên gia cùng chung tay
Một cơ sở hạ tầng CNTT tốt là một hệ thống mà ở đó citizen developers và các nhà phát triển chuyên nghiệp có thể làm việc cùng nhau để hướng tới các mục tiêu chung. Bằng cách xác định các mục tiêu này ngay từ đầu và vạch rõ phạm vi công việc, doanh nghiệp sẽ có thể tập trung sự phát triển theo hướng liên tục đổi mới và tăng trưởng.
Trong các Start-up và SMEs, sự cân bằng này có thể đạt được bằng cách thiết lập một chương trình cố vấn CNTT – kết nối các nhà phát triển công dân với các đồng nghiệp chuyên nghiệp của họ để thúc đẩy sự phát triển chung. Tại các doanh nghiệp lớn hơn, các chuyên gia CNTT có thể chịu trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo hoặc khóa học để giúp nhân viên kinh doanh tận dụng tối đa các công cụ no-code và low-code.
Với xu hướng mới của ngành phát triển ứng dụng, doanh nghiệp cần tìm ra hướng giải quyết cho những cách thức mới để hai đội ngũ này làm việc cùng nhau và phát triển. Làm việc thiện chí, cùng hướng tới các mục tiêu chung, tôn trọng và phát huy tối đa kinh nghiệm và chuyên môn của nhau, có thể giúp bất kỳ tổ chức nào vượt qua áp lực kinh tế hoặc thách thức tuyển dụng. Từ các nhà phát triển ứng dụng chuyên nghiệp cho đến các nhân viên kinh doanh mới, tất cả đều có vai trò trong việc đổi mới doanh nghiệp.
Nguồn: Innotechtoday
Xem thêm: Sử dụng nền tảng Low-code một cách hiệu quả nhất
Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh