Skip to main content

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng các nền tảng no-code và low-code là xây dựng và phân phối nhanh chóng ứng dụng để giúp giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp. Đại dịch đã thúc đẩy việc sử dụng các nền tảng này như giải pháp công nghệ lý tưởng giúp các doanh nghiệp phản ứng nhanh với tình hình dịch và giải quyết vấn đề của công ty trong giai đoạn khó khăn.

Cùng NAUCode Insider tìm hiểu 05 ví dụ khác nhau về xu hướng này trong thời kỳ COVID, tất cả đều là những ví dụ tuyệt vời về việc cung cấp giải pháp nhanh chóng bằng cách sử dụng phương pháp này mà doanh nghiệp có thể tham khảo

1. Allegro xây dựng ứng dụng đảm bảo an toàn cho nhân viên trong vòng 2 tuần

Allegro là một nền tảng thương mại điện tử trực tuyến của Ba Lan. Làm việc từ xa không phải là sự lựa chọn tối ưu cho nhân viên ở Allegro khi Covid-19 khiến vấn đề an toàn cho họ là mối quan tâm hàng đầu.

Để nhân viên công ty vẫn tiếp tục làm việc và đảm bảo sức khoẻ cho họ mùa dịch, đội ngũ lập trình viên nội bộ của Allegro đã phát triển các app để thông báo cho nhân viên về các khu vực tập trung đông người trong công ty và cho phép nhân viên chủ động theo dõi sức khoẻ của mình và lưu lên hệ thống để có một góc nhìn tổng quan về tình trạng chung về nhân viên công ty.

“Chúng tôi đã xây dựng một ứng dụng được sử dụng để kiểm soát số lượng người ở các khu vực đông người và dựa trên ứng dụng đó để số hóa yêu cầu của chính phủ và gửi tới mỗi nhân viên trong công cuộc chống dịch, ví dụ như điền vào bảng câu hỏi sức khỏe hàng ngày với nhiệt độ cơ thể và triệu chứng nếu có” – Rhett Ramos, Giám đốc CNTT Châu Á, Allegro MicroSystems

2. Royal Berkshire NHS Foundation Trust xây dựng các cổng thông tin điện tử nhanh chóng

Royal Berkshire NHS Foundation Trust – Quỹ Tín thác Hoàng gia Berkshire NHS là một quỹ tín thác của NHS ở Anh, chịu trách nhiệm quản lý Bệnh viện Hoàng gia Berkshire. Với tổ chức này, vấn đề lớn nhất khi Covid-19 ập tới là sự quá tải về thông tin mà nhân viên của họ cần biết để đảm bảo sức khoẻ và không quá hoang mang trước tình hình căng thẳng của dịch bệnh.

Vì vậy, Royal Berkshire NHS Foundation Trust đã tạo ra các cổng thông tin điện tử (web portals) để giúp 5,000 nhân viên công ty dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin về kết quả test thường kỳ từ nhiều nguồn khác nhau. Các trang web này cho phép nhân viên của họ đăng nhập tài khoản riêng, tự theo dõi tình hình sức khoẻ và chủ động đăng ký test Covid tại công ty thường xuyên với mức độ ưu tiên riêng dựa trên phòng ban. Quỹ này đã có thể tạo và đưa vào sử dụng một số web portal chỉ trong ba ngày bằng việc sử dụng công cụ no-code, giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.

“Các nền tảng no-code là giải pháp phù hợp mà chúng tôi tìm kiểm trong thời điểm khó khăn như vậy bởi đó là nền tảng xây dựng website cho phép sửa đổi nhanh chóng mà không tốn nhiều nguồn lực. Quá trình phát triển cũng cần nhanh hơn để chúng tôi có thể tạo ra bản dùng thử trong thời gian ngắn, thử nghiệm nó với người dùng, tinh chỉnh và khởi chạy chính thức chỉ trong vài ngày.” – Nigel Uwins, Trợ lý Giám đốc CNTT, Royal Berkshire NHS Foundation Trust

3. Lagan Homes xây dựng một ứng dụng trong thời gian ngắn để nhân viên trở lại làm việc an toàn sau Covid

Lagan Homes được thành lập vào năm 1983 và là một trong những công ty xây dựng nhà ở hàng đầu của Bắc Ireland. Với Lagan Homes, các nền tảng low-code đồng hành cùng họ trong việc chuẩn bị cho nhân viên quay trở lại đi làm sau thời gian giãn cách dài. Lagan Homes đã xây dựng một ứng dụng dành cho thiết bị di động trong vòng vài ngày mà không sử dụng mã để tổng hợp tất cả thông tin nhân viên cần biết, làm theo để phòng tránh dịch và đảm bảo an toàn cho nhân viên khi trở lại làm việc tại các công trường xây dựng sau đợt phong tỏa do COVID-19, nhất là khi tình hình dịch còn căng thẳng.

“Trong một ngày, tôi đã xây dựng một ứng dụng cơ bản từ nền tảng Kianda, cho phép nhân viên của chúng tôi đo nhiệt độ của nhân viên từ xa và ghi lại trong hệ thống. Nhờ vậy, chúng tôi có thể nắm được tình trạng sức khoẻ của nhân viên hàng ngày và có kế hoạch kịp thời ngăn chặn những rủi ro về sức khoẻ diễn ra” – Jim Fennell, Giám đốc IS, Lagan Homes

4. Thành phố Kobe, Nhật Bản kết nối người dân tới các nguồn thông tin chính thống COVID-19

Thành phố Kobe kết nối công dân với thông tin chính trong COVID-19
Đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, không chỉ các doanh nghiệp, mà lãnh đạo thành phố như ở Kobe, Nhật Bản cũng đã tìm đến các nền tảng no-code như giải pháp công nghệ hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn khó khăn. Vấn đề của họ là cần tìm cách đáp ứng lời kêu gọi của người dân về các chương trình hỗ trợ liên quan đến khủng hoảng tâm lý, sức khoẻ và các cơ hội tình nguyện để hỗ trợ vùng nóng của dịch. Khi tình trạng sức khỏe của người dân đang bị đe dọa và đội ngũ nhân viên phải tiếp nhận 40.000 cuộc gọi hàng ngày, hành động nhanh chóng là rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và tình trạng an ninh cho cả thành phố.

Vậy họ đã làm gì?

“Chúng tôi đã xây dựng các dịch vụ ứng phó với COVID-19 – cho phép người dân gửi các yêu cầu khẩn cấp online để chúng tôi có thể tổng hợp nhanh chóng và ưu tiên xử lý, hỗ trợ các trường hợp gấp. Các quan chức thành phố Kobe đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ được phát triển một cách nhanh chóng và chúng tôi muốn mở rộng hơn nữa khả năng của các ứng dụng này.” – Kizo Hisamoto, Thị trưởng, Thành phố Kobe

5. BT giữ an toàn cho các kỹ sư với ứng dụng dành cho thiết bị di động được xây dựng bằng no-code

BT Group plc là nhà cung cấp dịch vụ cố định và di động lớn nhất Vương quốc Anh. Trong mùa dịch khi nhân viên của họ vẫn phải làm việc, các biện pháp phòng ngừa và giãn cách xã hội rất cần thiết để BT đảm bảo an toàn cho các kỹ sư khi đến thăm các sàn giao dịch và các cơ sở BT khác. Chỉ trong hai tháng, ba nhà phát triển và một trưởng nhóm công nghệ đã sử dụng các nền tảng low-code để xây dựng một ứng dụng dành cho thiết bị di động và web, giúp các kỹ sư duy trì giãn cách với các khu vực nóng khi tham dự hàng nghìn địa điểm trên khắp đất nước.

“Chúng tôi có thể sản xuất các ứng dụng một cách nhanh chóng, làm việc dễ dàng và cộng tác nhiều hơn, cũng như thực hiện các cải tiến liên tục bất cứ khi nào chúng tôi muốn.”- Perryn Hodge, Nhà phát triển cấp cao, Tập đoàn BT

Xem thêm: 05 công cụ no-code HR team đang sử dụng

Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh