Theo một nghiên cứu của ReportLinker, quy mô thị trường nền tảng phát triển ứng dụng low-code toàn cầu dự kiến sẽ đạt 46,4 tỷ đô vào năm 2026.
Đi cùng với xu hướng đó, các nền tảng phổ biến như Mendix, KissFlow, Bubble, Betty Blocks,… đang phát triển mạnh mẽ. Dù sở hữu bộ tính năng riêng biệt, nhưng các nền tảng này đều chung mục tiêu. Đó là cung cấp người dùng những công cụ cần thiết để đẩy nhanh tốc độ xây dựng, thử nghiệm và triển khai ứng dụng.
Bởi vậy, low-code giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phát triển hiệu quả để bắt kịp với tốc độ của thế giới số và nhu cầu luôn thay đổi của thị trường, đặc biệt sau đại dịch Covid-19.
Trong năm 2022, các nền tảng low-code được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp toàn cầu qua 3 xu hướng sau:
Sự gia tăng về số lượng “Citizen Developer”
Citizen Developer là những lập trình viên không cần hoặc ít code nhờ sử dụng các nền tảng ứng dụng low-code no-code. Nhờ đó, bất kỳ ai có khả năng sáng tạo, động lực đều có thể phát triển ứng dụng theo nhu cầu doanh nghiệp.
Với sự hỗ trợ của các nền tảng này, ngày càng nhiều nhân viên ngoài lĩnh vực CNTT được tham gia tùy chỉnh và xây dựng các ứng dụng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thích ứng nhanh hơn với nhu cầu thị trường.
Chuyên gia IT sử dụng nền tảng low-code để tăng tốc độ phát triển sản phẩm
Với các chuyên gia IT, các nền tảng low-code là những công cụ chuyên nghiệp, giúp họ làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Hơn nữa, họ còn tiết kiệm thời gian cho những phần cơ bản để xây dựng ứng dụng đúng dự định.
Nhờ đó, các nền tảng đó cho phép các lập trình viên chuyên nghiệp hoàn thành nhiều công việc hơn. Họ có thể tập trung nguồn lực vào cho các phần đòi hỏi nhiều sáng tạo và phức tạp để đem lại giá trị khác biệt cho ứng dụng.
Các use-case nổi bật của nền tảng low-code
👉🏻 Quản lý trong thời kỳ Covid
Quản lý và phát triển doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới đòi hỏi khả năng phản ứng nhanh chóng, linh hoạt và đồng bộ giữa các bộ phận. Và phát triển ứng dụng bằng low-code đã trở thành công cụ đắc lực với doanh nghiệp để đáp ứng sự thay đổi khó lường của ngoại cảnh.
Ví dụ như lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tận dụng các nền tảng này để tạo ra các ứng dụng hỗ trợ chống dịch cực kỳ cần thiết trong thời gian ngắn. Đây là một điều tưởng chừng không thể nếu không có low-code.
👉🏻 Làm việc từ xa
Đại dịch đã thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa ở mọi doanh nghiệp. Với tính năng nổi bật là sự đơn giản và chuyển đổi dữ liệu một cách liền mạch giữa các hệ thống, nền tảng low-code đã hỗ trợ các nhân sự làm việc từ xa kết nối và làm việc hiệu quả hơn.
Giờ đây, khi làm việc từ xa đã được chứng minh khả thi trên quy mô lớn, nhiều doanh nghiệp lớn cho phép nhân viên của họ làm việc tại nhà. Bởi vậy, các nền tảng low-code sẽ sớm không thể thiếu để tối ưu hóa hiệu suất công việc theo xu hướng mới này.
Xem thêm: “Low-code” – Giải pháp tối ưu quy trình phát triển phần mềm
Xem thêm: NAUcode | Cùng làm sản phẩm kỹ thuật số một cách thông minh