Skip to main content

Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, duy trình tính sáng tạo và thẩm mỹ cao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới để vượt qua các đối thủ cạnh tranh, từ đó duy trì vị thế vững chắc và tính độc nhất của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, các phương pháp tạo mẫu và phát triển nguyên mẫu sản phẩm bằng low-code/no-code thường hạn chế khả năng thể hiện sáng tạo của các cá nhân, đặc biệt là những người không có nền tảng lập trình chuyên sâu. Với Sora, công nghệ chuyển văn bản thành video được tiên phong phát triển bởi OpenAI, hứa hẹn sẽ cách mạng hóa cách phát huy khả năng sáng tạo trong các dự án low-code/no-code thông qua cách kể chuyện bằng hình ảnh. Hãy cùng khám phá cách Sora có thể được tận dụng để khơi dậy sự sáng tạo và thúc đẩy sự đổi mới trong quá trình phát triển dự án low-code/no-code qua bài viết dưới đây.

Trao quyền cho những người dùng phi kỹ thuật (non-technical users)

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của Sora là khả năng trao quyền cho những người dùng không có nền tảng kỹ thuật chuyên sâu tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm. Những sản phẩm được phát triển trên nền tảng như Bubble, Adalo, cho phép người dùng xây dựng sản phẩm với công nghệ low-code, có thể hưởng lợi rất nhiều từ khả năng kể chuyện bằng hình ảnh đột phá của Sora. Ví dụ: đội ngũ marketing được giao nhiệm vụ tạo trang đích cho sản phẩm mới có thể sử dụng Sora để chuyển đổi ý tưởng và thông điệp của họ thành mô hình video hấp dẫn. Bằng cách trực quan hóa giao diện người dùng, hoạt ảnh và tương tác, Sora cho phép những người dùng không rành về kỹ thuật có khả năng truyền đạt tầm nhìn của họ một cách hiệu quả và đóng góp vào quá trình sáng tạo.

Nâng tầm thiết kế trải nghiệm người dùng

Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của bất kỳ dự án phần mềm nào, tuy nhiên việc chuyển hoá ý tưởng thiết kế thành các nguyên mẫu hoàn chỉnh có thể là một thách thức rất lớn, đặc biệt đối với những người không có kinh nghiệm thiết kế UI/UX cho sản phẩm. Nền tảng low-code như Adalo, chuyên dùng trong thiết kế và phát triển ứng dụng di động, có thể tận dụng những ưu điểm này từ Sora để tối ưu hóa quy trình tạo nguyên mẫu sản phẩm. Hãy tưởng tượng một nhà thiết kế UX tạo giao diện ứng dụng dành cho thiết bị di động và sử dụng Sora để tạo video hướng dẫn về luồng điều hướng, tương tác và hành trình của người dùng trong ứng dụng. Cách trình bày trực quan này không chỉ đẩy nhanh vòng lặp phát triển sản phẩm mà còn cung cấp cho các bên liên quan sự hiểu biết rõ ràng về trải nghiệm người dùng dự kiến, đảm bảo sự thông suốt và thống nhất cho sản phẩm.

Thúc đẩy sự sáng tạo và đẩy nhanh quá trình thiết kế sản phẩm

Khả năng sáng tạo được phát triển nhờ sự cảm hứng và vòng lặp học hỏi, tuyệt vời thay khả năng kể chuyện bằng hình ảnh của Sora được thiết kế riêng để khơi nguồn cảm hứng cho những ý tưởng mới, đồng thời giúp người dùng rút gọn vòng lặp Xây dựng – Đo lường – Học hỏi (Build – Measure – Learn). Các nền tảng no-code như Webflow, WordPress… cho phép người dùng thiết kế và khởi chạy trang web một cách trực quan có thể tận dụng tối đa những điểm nổi bật này của Sora để tối ưu quá trình thiết kế sản phẩm. Ví dụ, một nhà thiết kế web muốn thiết kế các tùy chọn bố cục khác nhau cho trang đích và sử dụng Sora để tạo nguyên mẫu video giới thiệu từng biến thể thiết kế tới đội ngũ của mình. Bằng cách minh hoạ trực quan bố cục, hoạt ảnh và tương tác của người dùng, Sora cho phép các nhà thiết kế tinh chỉnh và hoàn thiện thiết kế của họ một cách thuận tiện nhất cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.

Đơn giản hoá việc quản lý dự án và quy trình tự động hoá các tác vụ

Các công cụ tự động hóa nhiệm vụ (task automation) và quản lý dự án đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình làm việc và tối đa hóa năng suất. Với những người dùng sử nền tảng low-code/no-code để quản lý dự án như Monday.com, có thể tích hợp Sora để tối ưu hoá hoạt động giao tiếp giữa các phòng ban khác nhau, thậm chí với ngay cả khách hàng của họ. Ví dụ: người quản lý dự án giám sát một dự án phát triển phần mềm có thể sử dụng Sora để tạo các video cập nhật tính năng, tổng kết sprint và hướng dẫn nhiệm vụ cho từng thành viên. Bằng cách trực quan hóa tiến độ và yêu cầu của dự án, Sora nâng cao khả năng giao tiếp của đội nhóm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định và đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án.

Trải nghiệm hoàn toàn mới với các sản phẩm thương mại điện tử

Trải nghiệm thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến dựa trên giao diện trực quan và hình ảnh hấp dẫn sẽ thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng. Với những người dùng sử dụng những nền tảng low-code/no-code để xây dựn sản cửa hàng trực tuyến như Shopify, WooCommerce có thể tích hợp Sora để nâng cao chất lượng trưng bày sản phẩm và tài liệu tiếp thị. Ví dụ: một nhà bán lẻ thương mại điện tử tung ra dòng sản phẩm mới có thể sử dụng Sora để tạo video giới thiệu sản phẩm và đánh giá của khách hàng một cách vô cùng tự nhiên và chân thực. Bằng cách giới thiệu các sản phẩm đang hoạt động và nêu bật các tính năng chính, Sora tăng cường mức độ tương tác, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và trải nghiệm mua sắm tổng thể cho khách hàng.

Lời kết

Việc kết hợp khả năng kể chuyện bằng hình ảnh của Sora vào các dự án low-code/no-code sẽ mở ra vô vàn khả năng sáng tạo, giao tiếp và tương tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho dù đó là chiến dịch tiếp thị, truyền thông nội bộ, quản lý dự án, hỗ trợ khách hàng hay trải nghiệm thương mại điện tử, Sora đều trao quyền cho các cá nhân và tổ chức tạo ra nội dung trực quan hấp dẫn, xây dựng thương hiệu độc đáo với khán giả, thúc đẩy sự tương tác và mang lại kết quả rõ ràng.

Xem thêm: Sora OpenAI 

Xem thêm: Cách xây dựng Landing page với Webflow

Xem thêm: Tạo ứng dụng bằng no-code trong 24h