Skip to main content
Thị trường Low-code No-code đang có những bước chuyển hoá với tốc độ chóng mặt. Theo báo cáo của Kissflow, năm 2023 chứng kiến 500 triệu ứng dụng đã và đang sử dụng công nghệ Low-code No-code để phát triển. Cũng theo một nguồn tin khác được đăng tải bởi tài khoản Exploding Topics trên X, từ khoá No-code platform đã tăng lên gấp 1,157% trong vòng 05 năm trở lại đây. Với tốc độ phát triển vượt bậc của loại công nghệ này, thật khó để chúng ta có thể bắt kịp được dòng chảy công nghệ nếu như không có sự cập nhật thường xuyên.
Hiểu rõ được tình trạng này, Nocode Insider sẽ mang đến cho các độc giả một sự kiện thú vị mang tên Bubblecon 2023 đến từ Bubble – một trong những công ty cung cấp giải pháp xây dựng ứng dụng Low-code No-code hàng đầu thế giới. Sự kiện tập trung những cập nhật mới nhất từ Bubble cùng các concept, góc nhìn mang nặng tính chuyên môn về bức tranh Low-code No-code 2023 từ các chuyên gia top đầu thế giới, đánh dấu cho bước chuyển mình quan trọng của Bubble trong kỷ nguyên của nền công nghệ khai phóng. Vì sự kiện khá dài và có nhiều chi tiết quan trọng nên Insider sẽ chia làm 02 phần, mong các độc giả chú ý theo dõi.

Tươi lai tươi sáng cho sự phát triển của Bubble và Low-code No-code

Bubblecon 2023 mở đầu với những dẫn chứng chắc nịch của Joshua Haas và Emmanuel Straschnov (Founders của Bubble) về triển vọng cũng như cách Bubble định hình thị trường Low-code No-code trong suốt 10 năm vừa qua. Với tầm nhìn đẩy mạnh sự dân chủ hoáthúc đẩy tăng trưởng của công nghệ, hay nói cách khác là mang công nghệ lại gần tới tất cả mọi người, Bubble đã vượt qua mọi sự ngờ vực, đưa công nghệ Low-code No-code lên một tầm cao mới. Synthflow AI – nền tảng xây dựng AI không cần code đã được Emmanuel Straschnov nhắc đến làm minh chứng cho sự phát triển vượt bậc này. Ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Bubble trong 06 tháng, hiện đã có hơn 7,000 users và gọi vốn thành công 1,8 triệu đô la tại vòng Seed.
Thời gian qua Bubble cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng người dùng gấp 10 lần tại 176 quốc gia, nổi bật nhất là Brazil, Ấn Độ và Pháp. Một ứng dụng khác cũng đã được Emmanuel Straschnov nhắc đến tại bài phát biểu của mình là Mon Project de Naissance – một ứng dụng cung cấp thông tin và kết nối cộng đồng dành cho phụ nữ mang thai. Mon Project de Naissance đã được thiết kế chỉ vỏn vẹn vài ngày trên nền tảng Bubble bởi duy nhất một kỹ sư, ứng dụng đã góp phần hỗ trợ và kết nối hơn 30,000 phụ nữ mang thai trong thời kỳ COVID. Có thể thấy viễn cảnh của nền công nghệ khai phóng đang được hiện thực hoá gần hơn bao giờ hết, khi mà mọi người dù biết hay chưa biết về công nghệ, ai cũng có thể thực hiện ý tưởng của mình một cách thật tinh gọn và dễ dàng.

Bài toán Mở rộng và chìa khoá dẫn đến thành công trên thị trường Low-code No-code

Đảm bảo tính mở rộng (Scalability) có lẽ vẫn luôn được nhắc đến là một trong những bài toán khó với nhiều thử thách tiềm tàng khi sử dụng Low-code No-code. Bên cạnh những sản phẩm thành công như Synthflow AI và Mon Project de Naissance được nhắc tới ở trên, cũng không ít những startup Low-code No-code đã bị khai trừ sớm khỏi cuộc chơi vì không đảm bảo được tính mở rộng và tăng trưởng. Họ cho rằng vẫn còn nhiều hạn chế khi sử dụng các công cụ Low-code No-code, hiểu được thử thách này, Bubble đã đưa ra một số giải pháp với các tính năng mới trên nền tảng, thể hiện rõ sự tối ưu và tính cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm được xây dựng bởi lập trình truyền thống. Các tính năng mới được xây dựng dựa với sự tổng hợp của 03 thành tố quan trọng thuộc phạm vi phát triển sản phẩm Low-code No-code: Logic, Data và Design

Xây dựng ứng dụng di động với Bubble

Trong thời gian tới, các công dân phát triển (citizen developer) đã có thể hiện thức hoá ý tưởng của mình dưới dạng ứng dụng di động khi sử dụng Bubble. Không cần code, bạn vẫn có thể xây dựng ứng dụng di động của riêng mình chỉ trên một canvas và đăng tải lên AppStore.

Tích hợp AI vào thiết kế ứng dụng

Chỉ cần vài từ khoá đơn giản, bạn đã có ngay một giao diện hoàn chỉnh cho ứng dụng của mình. Không cần mất quá nhiều công sức vào giai đoạn thiết kế, ứng dụng của bạn vẫn có thể được đảm bảo về độ thẩm mỹ và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Xử lý dữ liệu quy mô lớn

Giờ đây việc cập nhật, xoá, thay đổi, tuỳ chỉnh dữ liệu của sản phẩm đã được Bubble tối ưu hơn rất nhiều. Joshua Haas – Founder Bubble nhấn mạnh: Not only have we made two of our core actions — “make changes to a list of things” and “schedule API workflow on a list” — two and 10 times faster, respectively, but we have more speed improvements on the horizon to “delete a list of things.” Tính năng này sẽ cách mạng hóa cách dữ liệu được xử lý trên nền tảng, mang lại cải thiện về hiệu suất và cho phép người xây dựng đạt được những gì trước đây chỉ có thể thực hiện được bằng mã nguồn gốc (native code).

Tối ưu trình soạn thảo biểu thức (expression composer)

Có thể nói đây là một trong những tính năng đột phá nhất của Bubble trong thời gian gần đây. Bubble đã tối ưu cách viết cách viết các biểu thức (expression) để bất kỳ người dùng nào cũng có thể hiện thực hoá ý tưởng mà không cần tiếp xúc với lập trình. Ở phiên bản sắp tới, bạn có thể viết các biểu thức giống như một câu Tiếng Anh đơn giản, chỉnh sửa các biểu thức bất cứ lúc nào trong quá trình xây dựng sản phẩm, từ đó định nghĩa các thành phần trong ứng dụng tương tác với nhau dễ dàng hơn. Tính năng này đang trong giai đoạn Beta Testing và sẽ được đưa vào sử dụng tại quý I năm 2024

Trả lại dữ liệu từ sự kiện tuỳ chỉnh (custom events)

Một lý do để khiến những người trong giới công nghệ cho rằng code truyền thống vẫn tối ưu và mạnh mẽ hơn No-code chính là khả năng kết hợp các logic nhỏ lẻ thành tập hợp lớn. Đây cũng chính là vấn đề rất nhức nhối nữa mà người dùng đã gặp phải khi sử dụng Bubble trong thời gian qua. Họ phải quản lý rất nhiều các sự kiện (hay còn được hiểu là các lệnh chúng ta đưa cho ứng dụng để thực hiện) trên nhiều canvas với hàng trăm các logic khác nhau. Tuy nhiên ở phiên bản mới của Bubble, người dùng đã có thể tái sử dụng các logic hiện có để giảm bớt số lượng các sự kiện trong ứng dụng. Joshua Haas cho rằng Bubble sẽ sớm tăng thêm số lượng các logic có thể chứa trong mỗi custom events của người dùng, đồng thời cho phép bạn sử dụng những dữ liệu được trả lại để tái sử dụng trong một luồng dữ liệu mới. Haas tự tin khẳng định đây chính là câu trả lời cho cuộc cạnh tranh sòng phẳng với code truyền thống, cái gì code làm được Bubble cũng có thể làm được.

Lời kết

Bubblecon 2023 mở ra cho chúng ta một viễn cảnh đáng mong đợi về bức tranh Low-code No-code được vẽ nên bởi Bubble trong năm 2023 và đầu năm 2024 tới. Không đơn thuần là xây dựng một ứng dụng công nghê, xu hướng Low-code No-code được sinh ra nhằm hiện thực hóa sứ mệnh rút ngắn khoảng cách giữa công nghệ và người dân, và khả quan thay, Bubble dưới sự dẫn dắt của Joshua Haas và Emmanuel Straschnov đã và đang làm rất tốt sứ mệnh ấy.
Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi hết bài viết, hãy chờ đón những nội dung tiếp theo của Nocode Insider nhé!